VIETNAM CORPUS LINGUISTICS (VCL)

NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU

Archive for March 25th, 2010

Về vấn đề dạy học ngoại ngữ ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Posted by corling on March 25, 2010

Về vấn đề dạy học ngoại ngữ ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Teaching and learning foreign languages at Hanoi University of Technology

 

Đào Hồng Thu (Trường ĐHBK Hà Nội)

Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Số 14, tr.80-83, (1997)

 

Tóm tắt

Bài viết đề cập vấn đề về dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh hiện nay ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng. Cần xác lập được những quan điểm và nguyên tắc phù hợp với điều kiện dạy học ở trường đại học kĩ thuật để sinh viên có thể đạt được trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu cho công việc sau khi tốt nghiệp.

 Abstract

This article is written about studying foreign languages in general, about teaching and learning English in particular at Hanoi University of Technology nowadays. There are needed methods of teaching and learning foreign languages for technical students requiring special level of knowing foreign languages in order to be able to use it at work after University.

 

Nghị quyết TW2 về giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ đã nêu rõ nhiệm vụ cấp bách của nghành giáo dục trong việc đào tạo nhân tài, tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ tốt sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, quá trình dạy học trong đó có dạy học ngoại ngữ ở các trường đại học kĩ thuật có vị trí và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tác dụng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng các nước tiên tiến trong khu vực và trên toàn thế giới. Tác động của chính sách mở cửa, của cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học và công nghệ đối với giáo dục nói chung, đối với nhà trường nói riêng đòi hỏi phải xác định tiêu chuẩn dạy học có chất lượng và hiệu quả theo quan điểm công nghệ dạy học.

Theo UNESCO, công nghệ dạy học là một khoa học về giáo dục, xác lập các nguyên tắc hợp lí nhất để tổ chức quá trình dạy học nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao dựa trên cơ sở kế thừa toàn bộ thành tựu của nhân loại. Dạy học có chất lượng là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy học của nhà trường. Dạy học có hiệu quả là đáp ứng đúng và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Dạy học ngoại ngữ trong môi trường không chuyên như ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một ví dụ. Ở đây, trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, giảng viên giúp sinh viên nắm vững những tri thức và kĩ năng kĩ xảo về công nghệ học ngoại ngữ trong môi trường kĩ thuật và ngoài môi trường tiếng đang học. Những tri thức đó phải cơ bản, hiện đại và sát thực tế Việt Nam nhất. Chúng không những giúp sinh viên hình dung được bức tranh khái quát về phương pháp học ngoại ngữ nói chung, mà còn nắm bắt được các phương pháp học ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng để phục vụ cho công việc sau này. Cần thiết phải làm cho sinh viên yêu thích môn học mình phụ trách, cảm nhận được niềm vui trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Cuộc cách mạng xã hội, cách mạng khoa học và công nghệ đòi hỏi giáo dục có hiệu quả, tức là đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội với sự chi phí tối ưu thời gian, sức lực, tiền của của Nhà nước, nhân dân, của thầy và trò trong quá trình dạy và học. Chúng ta thấy rất rõ rằng dạy và học luôn nằm trong quá trình liên kết hữu cơ. Quá trình dạy và học là quá trình nhận thức độc đáo của sinh viên dưới sự điều khiển của giảng viên, là quá trình hai mặt (dạy và học) nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học.

Dạy là quá trình tổ chức sử dụng các thủ pháp thích hợp dẫn dắt người học thâm nhập vào môi trường ngôn ngữ, nhận thức các hiện tượng và hành vi ngôn ngữ để từ đó hình thành các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch. Trong quá trình này, sinh viên phải luôn hoạt động tích cực, phải được tăng cường, củng cố và xác nhận đúng, sai ngay. Học là quá trình hoạt động tự giác, tích cực của sinh viên nhằm phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân. Như vậy, học là hoạt động nhằm thay đổi, phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, học là nhằm biến những yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất và năng lực của cá nhân.

Quá trình dạy và học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những qui luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Ở đây, cần chú ý đến các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc dạy học phải xuất phát từ đầu vào, học sinh là trung tâm; nguyên tắc hoạt động; nguyên tắc học theo các đoạn ngắt; nguyên tắc xác nhận ngay.

Về bản chất, giảng dạy là quá trình thiết kế và góp phần thi công của giảng viên, học tập là quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của sinh viên với sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả.

Trong quá trình dạy và học, việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên là rất cần thiết. Chúng tôi cho rằng mục đích dạy và học theo lối trung bình chủ nghĩa cần được xóa bỏ, sinh viên cần hiểu học là để chuẩn bị hành trang vào đời trước hết là cho chính bản thân mình, sau đó là cho gia đình và cho xã hội. Sinh viên cần học tốt để sau này làm việc tốt, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Việc xác định rõ trình độ ban đầu của người học là cần thiết trong quá trình dạy và học. Giảng viên có thể tác động đến người học một cách trực tiếp bằng nhân cách của mình qua cư xử và trường sinh học. Năng lực kiến thức ngoại ngữ và khả năng truyền đạt có tác động rất mạnh đến sinh viên. Giảng viên có khả năng nghe, nói, đọc, viết và dịch tốt, truyền đạt hấp dẫn sẽ làm cho sinh viên say mê môn học và đạt chất lượng, hiệu quả trong học tập. Việc dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cần được xác định như một môn học trong môi trường không chuyên và rất cần các kiến thức về giao tiếp nói chung cũng như thực hành chuyên ngành bằng ngoại ngữ đang nói nói riêng. Nhu cầu xã hội đối với việc đào tạo sinh viên Bách Khoa là rất lớn. Vì vậy, ngoại ngữ đối với sinh viên trường đại học kĩ thuật như Bách Khoa cần được phát triển toàn diện, đồng thời chú ý nâng cao kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên ở giai đoạn cuối.

Với tính chất và đặc điểm điều kiện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như hiện nay, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và việc tổ chức lớp sinh viên hệ chính qui, hệ tại chức và cao đẳng sao cho phù hợp với từng đối tượng học và đạt được trình độ cần thiết cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Theo quan điểm của người viết bài này thì vấn đề bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho những người bắt đầu thực hiện giờ giảng trên lớp cho sinh viên, vấn đề giáo trình và vấn đề thi, kiểm tra là các vấn đề bức xúc hàng đầu cần phải giải quyết ngay, có thử nghiệm và kết luận một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đẩy mạnh tiến độ học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Để thực hiện được những điều kiện trên cần nắm vững và lựa chọn nội dung dạy và học một cách phù hợp. Với số giờ học và trình độ ban đầu của sinh viên các hệ Đại học Bách Khoa rất khác nhau như hiện nay cần xem xét lại các giáo trình và nội dung của chúng sao cho sinh viên trường đại học kĩ thuật như Bách Khoa tiếp thu được tối đa lượng kiến thức học trên lớp và đáp ứng được nhu cầu thực tế của các chuyên ngành kĩ thuật sau khi tốt nghiệp. Cần khai thác tốt các động lực bên ngoài và bên trong của quá trình dạy học nhắm kích thích sinh viên tích cực học tập như tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các buổi tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là tham gia các buổi hội thảo khoa học quốc tế đối với các sinh viên năm cuối, tổ chức các kì thi Olempic đối với sinh viên trường đại học kĩ thuật theo các chủ đề nhất định, khuyến khích vật chất cho sinh viên học giỏi, vượt khó học tốt.

Trong quá trình dạy và học cần thủ tiêu hoặc hạn chế các nhiễu tác động đến sinh viên, các yếu tố tiêu cực, các phản động lực làm hại đến việc học tập như dư luận không đúng về môn học, các nhiễu của đời sống và xã hội tràn vào sinh viên. Ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sinh viên thường coi môn ngoại ngữ là môn phụ trong toàn bộ quá trình học tập, mặc dù số giờ dành cho môn học là 300 đến 360 giờ trên lớp. Những năm gần đây, sinh viên đã quan tâm hơn đến việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngoại ngữ vẫn cứ là môn học phụ nên sinh viên nào có nhu cầu về ngoại ngữ để sử dụng cho công việc của mình thì đều ra ngoài trường học thêm tại các trường khác, các trung tâm v.v. trong khi lực lượng cán bộ giảng dạy ngoại ngữ trong trường nếu biết tổ chức thì vẫn đủ khả năng đảm bảo tốt các khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên. Vấn đề ở đây là cần giải quyết cách nhìn nhận không đúng về môn học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh trong trường đại học kĩ thuật.

Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ ở trường đại học kĩ thuật như Đại học Bách Khoa Hà Nội cần tuân thủ đầy đủ các qui luật và nguyên tắc dạy học. Giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập tích cực và logic theo các điểm cơ bản sau:

– Học từng bước theo sự hướng dẫn của giảng viên, theo chương trình, các algorit tiến tới học có nề nếp và nhịp điệu;

– Học đúng, nắm trúng, chắc, tinh túy, then chốt, theo chủ điểm một cuốn sách nhất định;

– Học nhanh, giữ vững và tăng dần tốc độ nắm bắt thông tin khi học nghe, nói, đọc, viết, dịch;

– Học kết hợp có ý thức và ngẫu nhiên, kết hợp học lí thuyết và thực hành, học mọi nơi, mọi lúc, trong mọi điều kiện. Học ngoại ngữ theo phương châm “mưa dầm ngấm lâu”, mỗi ngày dành cho ngoại ngữ 10 phút để thực hành. Học tự kiểm tra và làm việc theo nhóm.

Như vậy, việc kiểm tra của giảng viên để biết trình độ sinh viên đã đạt kết quả nào được tiến hành sau một quá trình học tập nhất định nhằm so sánh kết quả đánh giá được với mục tiêu đề ra. Từ đây có thể điều chỉnh hoặc cải tiến phương pháp dạy học của mình, kích thích sinh viên tự làm một liện hệ ngược trong để cải tiến phương pháp học ngoại ngữ. Đặc biệt chú ý đến cách tiếp nhận kiến thức về dịch thuật trong ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên cần được hướng dẫn và kích thích vận dụng những tri thức nắm được vào thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học, vào hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khóa.

Trong toàn bộ quá trình giảng dạy, giảng viên thực hiện cải tiến phương pháp dạy học ngoại ngữ và hướng dẫn sinh viên dịch sách chuyên ngành một cách có hiệu quả. Nhiệm vụ của giảng viên ngoại ngữ là nắm vững tiêu chuẩn dạy tốt và học tốt ngoại ngữ chuyên ngành ở các trình độ, nắm vững bản chất, động lực, logic của quá trình dạy học và vận dụng sáng tạo các phương pháp, thủ pháp khi thực hiện các bài giảng trên lớp nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Khánh Bằng, Lê Quang Long. Phương pháp dạy học đại học. Hà Nội, 1995.

2. Đào Hồng Thu. Nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ngoài môi trường tiếng / Báo cáo Hội nghị Khoa học các trường đại học. Hà Nội, 1986.

3. Đào Hồng Thu. Về vấn đề “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Tuyển tập công trình khoa học 40 năm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1996.

Posted in For the References | Leave a Comment »

PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI – U

Posted by corling on March 25, 2010

PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÂN VẬT TRÊN THẾ GIỚI (TRÍCH RÚT TỪ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM TẬP 4) – U

Tên phiên âm Tên nguyên ngữ Quốc gia Ghi chú
Uađơ L. Word Hoa Kì  
Uchêlô P. Uccello Italia hoạ sĩ
Ulanôva G. X. Galina Sergeevna Ulanova Liên Xô nghệ sĩ balê
Un Khăm Oun Kham Lào vua
Unamunô M. Đ. Miguel de Unamuno Tây Ban Nha nhà văn
Unbrich V. Walter Ulbricht Dân chủ Đức nhà hoạt động Đảng
Unxet x. Sigrid Undset Na Uy nhà văn nữ
Uôn Uôt Wal Worth Anh thị trưởng Luân Đôn
Uông Tinh Vệ Weng Jingwei Trung Quốc nhà hoạt động Quốc dân Đảng
Uônxan (Wǒnsan    
Urưxôn P. X. Pavel Samuilovich Uryson Nga nhà toán học
Ury H. C. Harold Calyton Urey Hoa Kì nhà khoa học
Usinxki K. Đ. Konstantin Dmitrievich Ushinskij Nga nhà sư phạm dân chủ
Utamarô K. Kitagawa Utamaro Nhật Bản hoạ sĩ
Utamarô K. K. Utamaro Nhật Bản hoạ sĩ
Utoat R. B. Robert Burns Woodward Hoa Kì nhà hoá học
Utuy Tatang Xontani Utuy Tatang Sontani Inđônêxia nhà văn
Utvan X. Sonomyn Udval Mông Cổ nhà văn nữ
Utxôn I. Jrn Utzon Đan Mạch kiến trúc sư
Utxôn I. J. Utzon Đan Mạch kiến trúc sư
Uxtinôva T. A. Tat’jana Alekseevna Ustinova Nga biên đạo balê
Uyêcbanh II (Urbain II   giáo hoàng
Uyliơm T. Tennessee Williams Hoa Kì nhà viết kịch
Uyliơmxơn A. E. Alexander Edward Williamson Anh nhà hoá học
Uynkinxơn G. Geoffrey Wilkinson Anh nhà hoá học
Uynxơn C. T. R. Charles Thomson Rees Wilson Anh nhà vật lí học
Uynxơn J. H. James Harold Wilson Anh nhà hoạt động chính trị
Uynxơn K. G. Kenneth Geddes Wilson Hoa Kì nhà vật lí
Uynxơn R. U. Robert Woodrow Wilson Hoa Kì nhà thiên văn vô tuyến
Uynxơn T. U. Thomas Woodrow Wilson Hoa Kì tổng thống
Uytmơn U. Walt Whitman Hoa Kì nhà thơ lớn
Uzơbêkixtan An – Khôrezmi Al’ – Khorezmi   nhà toán học
Uzơnatje Đ.N. Uznadze Gruzia nhà tâm lí học

 

(Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/)

Posted in Transliteration Standards of Names | Leave a Comment »

PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI – T

Posted by corling on March 25, 2010

PHIÊN ÂM TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÂN VẬT TRÊN THẾ GIỚI (TRÍCH RÚT TỪ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM TẬP 4) – T

Tên phiên âm Tên nguyên ngữ Quốc gia Ghi chú
Tabinsuêti Tabinshweti Myanma vua
Tacitus; Ph. Tacite La Mã cổ đại nhà sử học  
Tackôpxki A. A. Andrej Arsen’evich    
Tactalia N. Tartaglia Italia nhà khoa học 
Tactini G. Giuseppe Tartini Italia nhà soạn nhạc,
Taczăng Tarzan    
Tago R. Rabindranath Tagore Ấn Độ nhà văn, nhà văn hoá
Tailơ E. B. Edward Burnett Tylor Anh nhà dân tộc học
Tailơ O. Wat Tyler Anh thủ lĩnh cuộc khởi
Takizaoa Bakin Takizawa Bakin Nhật Bản nhà soạn kịch
Talâyrăng S. M. Đơ Charles Maurice de    
Talbot Anh nhà vật lí  
Taliôni C. Taglioni Italia nghệ sĩ balê
Taliôni F. Filippo Taglioni Italia nghệ sĩ balê, nhà sư
Talleyrand Pháp nhà hoạt động tôn  
Tam I. E. Igor’ Evgen’ievich Tamm Liên Xô nhà vật lí lí thuyết
Taman G. Gustav Tammann Đức nhà bác học
Tamara Tamara Gruzia nữ vương
Tamayô R. Rufino Tamayo Mêhicô hoạ sĩ tranh tường
Tan U. Thant Miến Điện tổng thư kí LHQ
Tân Khí Tật Xin Qiji Trung Quốc nhà thơ
Tần Thuỷ Hoàng Qin Shihuang Trung Quốc vua
Tanaka G. Tanaka Giichi Nhật Bản nhà hoạt động quân
Tanbôt U. H. F. William Henry Fox    
Tanêep X. I. Sergej Ivanovich Taneev Nga nhà soạn nhạc, lí
Tăngghi Y. Yves Tanguy Hoa Kì gốc Pháp hoạ sĩ siêu thực
Tanhtanh Tintin    
Tanizaki Junichiro Tanizaki Jun’ichirō Nhật Bản nhà văn
Tanyu K. Tanỷ Nhật Bản hoạ sĩ
Tao C. H. Charles Hard Townes Hoa Kì nhà vật lí
Tào Ngu Cao Yu Trung Quốc nhà văn
Tào Phi Cao Pi Trung Quốc vua Nguỵ
Tào Tháo Cao Cao Trung Quốc vua Nguỵ
Tào Thực Cao Zhi Trung Quốc  
Tào Tuyết Cần Cao Xueqin Trung Quốc nhà văn
Taptơ U. H. William Howard Taft Hoa Kì tổng thống
Taragai Uzơbêkixtan nhà thiên văn, triết  
Taragai U. M. Ulugbek Mohamed    
Tarkovskij Nga đạo diễn và biên  
Tất Thăng Bi Sheng Trung Quốc nghệ nhân
Tatlin Nga nhà hoạ sĩ, đồ hoạ,  
Tatlin V. E. Vladimir Evgrafovich    
Tâulơn J. John Toland Ailen nhà triết học
Tâulơn J. J. Toland    
Tâulơn J. J. Toland    
Tautơ Bruno Taut Đức kiến trúc sư đô thị
Taxinhy B. Tassigny Pháp trung uý
Taxitut Publius Cornelius    
Taxman A. J. Tasman Hà Lan nhà hàng hải
Taxman A. Tasman Hà Lan nhà hàng hải
Taxô T. Torquato Tasso Italia nhà thơ
Taylo B. Brook Taylor nhà toán học Anh
Taylo F. U. Frederick Winslow    
Taylo J. Joseph Taylor Hoa Kì nhà vật lí
Taylo M. Đ. Maxwell Davenport    
Taylo R. E. Richard Edward Taylor Canađa nhà vật lí
Taylor Hoa Kì kĩ sư  
Taylor Hoa Kì nhà quân sự  
Tề Bạch Thạch Qi Baishi Trung Quốc họa gia
Tela Đơ Sacđanh P. Pierre Teilhard de    
Têlêdiô B. Bernadino Telesio Italia nhà triết học duy vật
Têmixtôc Thémistocle;    
Tempơn W. Temple    
Tenlơman E. Ernst Thälmann Đức nhà hoạt động
Tennan Tennant Anh nhà triết học
Têrentiut P.A. Publius Terentius Afer   nhà hài kịch
Tesla N. Tesla Xecbia và  
Thái Nguyên Bồi Tai Yuanpei Trung Quốc nhà cách mạng
Thakơri U. M. W. M. Thackeray    
Thakơri U. M. William Makepeace Thackeray Anh nhà văn
Thalet Thales    
Thẩm Thuyên Kỳ Shen Shuanqi Trung Quốc nhà thơ
Thần Tông Shenzong Trung Quốc  
Thân Tử Shenzi Trung Quốc  
Thang Hiển Tổ Tang Xianzu   nhà soạn kịch
Thành Cát Tư Hãn Gengis Khn Mông Cổ  
Thành Cát Tư Hãn Genghis Khan Mông Cổ đại hãn
Thanh Thế Tổ Phúc Lâm (Qing Shizu Fulin    
Thanh Viễn Đạo Nhân (Qingyuan daoren   nhà soạn kịch
Thanlet ở Milê Thalès de Milet Hi Lạp nhà triết học
Thatchơ M. H. Margaret Hilda Thatcher Anh nhà hoạt động chính trị
Thêôkritôt Theokritos Hi Lạp. nhà thơ cổ
Thôi Oanh Oanh Cui Yingying Trung Quốc nhân vật truyện
Thonđikơ  Andre Thorndike Đức  
Thoocvanxen Berthel Thorvaldsen Đan Mạch nhà điêu khắc
Thuấn Shun vua Trung Quốc
Thuấn Shun    
thuật nhiếp ảnh      
thuật nhiếp ảnh      
Thutmôxi III / cg. Tutmet Thoutmosi III Ai Cập pharaông
Thuxđit Thuçidide Hi Lạp cổ đại sử gia
Tiaxô Đê Môlina Tirso de Molina Tây Ban Nha nhà soạn kịch
Tibô J Jacques Thibaud Pháp nghệ sĩ
Tifany L. C. Tiffany Hoa Kì  
Tifơnô M. Tiffeneau  Pháp thầy thuốc
Tigran II Đại Đế Tigrane II le Grand Acmêni vua
Tilăc B. G. Bâl Gangadhar Tilak Ấn Độ hà cách mạng dân tộc
Timmecman F. Felix Timmermans Bỉ nhà văn
Timua Lang Timũr Lang Trung và Tây Á thủ lĩnh
Tinbecghen J. Tinbergen   nhà triết học
Tinbecghen N. Nilolas Tinbergen Hà Lan nhà tâm lí học
Tinh X. A. Samuel Ting Hoa Kì nhà vật lí học
Tintôrettô J. Tintoretto Italia hoạ sĩ
Tintôrettô Jacopo Robusti Italia hoạ sĩ
Tintôrettô Tintoretto    
Titô J. B. Josip Broz Tito Nam Tư nguyên soái
Tixê E. K.      
Tixeliut A. V. K. Arne Wilhelm Kaurin Tiselius Thuỵ Điển nhà hoá sinh
Tizianô V. Tiziano   hoạ sĩ
Tizianô V. V. Tiziano Italia hoạ sĩ
Tizianô V. Vecellio Tiziano Italia hoạ sĩ
Tizianô V. V. Tiziano    
Tô Đông Pha Su Dongpo    
Tô Thức Su Shi Trung Quốc nhà văn
Tô Thức Zizhan Trung Quốc nhà văn
Toa Đô Suo Du Nguyên tướng
Tobơ H. Henry Taube Hoa Kì nhà hoá học
Tôđơ A. R. Alexander Robertus Todd Anh nhà hoá học
Tôđôrôp T. Todorov   nhà thi pháp học
Toenhôfen U. H. Twenhofel Hoa Kì nhà bác học
Tôkarep S. A. Tokarev Xô Viết nhà dân tộc học
Tôkarep X. A. Sergej Aleksandrovich Tokarev Xô Viết nhà dân tộc học
Tôkugaoa Iêyaxu Tokugawa Ieyasu Nhật Bản tướng quân
Tôkunnaga Xunao Tokunnaga Sunao Nhật Bản nhà văn
Tôliatti P. Palmiro Togliatti Italia nhà hoạt động chính trị
Tom R. Thom nhà khoa học  
Tôm R. F. René Frédéric Thom Pháp nhà toán học
Tômadô xứ Akinô Tommaso d’ Aquino Italia tu sĩ
Tômat Thomas d’ Aquin thánh  
Tômat W. I. Thomas    
Tômônaga S. Shin’ichiro Tomonaga Nhật Bản nhà vật lí
Tômxen C. I. Christian Jrgensen Thomsen Đan Mạch nhà khảo cổ học
Tômxơn G. P. George Paget Thomson Anh nhà vật lí
Tômxơn J. J. Joseph John Thomson Anh nhà vật lí
Tômxơn U. Sir William Thomson Anh nhà khoa học
Tôn Ngộ Không Sun Wukong Trung Quốc nhân vật truyện
Tôn Quyền Sun Quan Trung Quốc vua Ngô
Tôn Sĩ Nghị Sun Shiyi Trung Quốc tướng
Tôn Trung Sơn Sun Zhongshan Trung Quốc nhà tư tưởng
Tôn Trung Sơn Sun Zhongshan   Trung Quốc
Tôn Trung Sơn Sun Zhongshan    
Tôn Tử Sunzi Trung Quốc nhà lí luận quân sự
Tống Cao Tôn Song Gaozong Trung Quốc vua
Tống Chi Vấn Song Zhiwen Trung Quốc nhà thơ
Tống Giang Song Jiang Trung Quốc thủ lĩnh phong trào
Tống Giang Song Jiang    
Tống Gíao Nhân Song Jiaoren Trung Quốc nhà lãnh đạo
Tống Hiếu Tôn Song Xiaozong Trung Quốc vua
Tống Khánh Linh Song Qingling Trung Quốc nhà hoạt động chính trị
Tống Khánh Linh Song Qinglinh    
Tống Tử Văn Song Ziwen Trung Quốc nhà hoạt động chính trị
Tơnơ G. Turner;    
Tơnơ J. M. U. Joseph Mallord William Turner Anh hoạ sĩ
Tơnơ J. M. U. J. M. W. Turner  Anh hoạ sĩ
Tônxtôi A. K. Aleksej Konstantinovich Tolstoj Nga nhà văn
Tônxtôi A. N. Aleksej Nikolaevich Tolstoj Nga nhà văn
Tônxtôi L. N. Lev Nikolaevich Tolstoj Nga nhà văn
Tônxtôi L. N. L. N. Tolstoj Nga nhà viết kịch
Tônxtôi L. N. L. N. Tol’stoj    
Tônxtôi L. N. L. N. Tolstoj   nhà văn
Tônxtôp S. P. Tolstov Xô Viết nhà dân tộc học
Tônxtôp X. P. Sergej Pavlovich Tolstov Nga nhà dân tộc học
Tơraorê M. Moussa Traoré Mali tổng thống
Tôrê M. Maurice Thorez Pháp nhà hoạt động
Toricheli E. Torricelli   nhà khoa học
Tôrihôt Êrêra O. Omar Torrijos Herrera Panama nhà hoạt động nhà nước
Tơriôlê E. Elsa Triolet Pháp nhà văn nữ
Tơrơnka J. Jiři Trnka Tiệp Khắc hoạ sĩ
Tơrônsơ E. Troeltsch    
Tơrôxki L. Đ. B. Lev Davidovich Trockij Nga nhà hoạt động chính trị
Tơrubexkôi N. X. Nikolaj Sergeevich Trubeckoj Nga nhà ngôn ngữ học
Tơruman H. Harry Truman Hoa Kì thượng nghị sĩ
Tơruyfô F. François Truffaut Pháp đạo diễn điện ảnh
Tơvăcđôpxki A.T. Aleksandr  Trifonovich Tvardovskij Nga nhà thơ
Tôxcanini A. Arturo Toscanini Italia nhà chỉ huy dàn nhạc
Tôynbi A. J. Arnold Joseph Toynbee Anh nhà sử học
TôyôtômiI Hiđêyôsi Toyotomi Hideyoshi Nhật Bản tướng
Traikôpxki P. I. Chaikôpxki; Ptr Il’ich Chajkovskij nhà soạn nhạc Nga  
Trần Dư Chen Yu   tướng
Trần Tư Vương Chen Siwang Trung Quốc tên của Tào Thực
trang trí sân khấu      
Trang Tử (Zhuangzi    
Trang Tử Zhuangzi Trung Quốc  
Trang Tử Zhuangzi Trung Quốc  
Travơ M. W. Travers Anh nhà hoá học
Trecnôp Đ. K. Dmitrij Konstantinovich Chernov Nga nhà bác học
trị      
Triệu Đà Zhao Tuo vua quốc gia cổ Nam Việt
Triệu Mạnh Phú Zhao Mengfu hoạ gia Trung Quốc
Triệu Thụ Lí Zhao Shuli nhà văn Trung Quốc
Triệu Tử Dương Zhao Ziyang nhà lãnh đạo Trung Quốc
 Triệu Vương Zhao Wang    
Trimarôda Đ. Chimarôda; Domenico Cimarosa nhà soạn nhạc Italia
Trình Di Cheng Yi nhà triết học Trung Quốc
Trình Di Cheng Yi    
Trình Di Cheng Yi    
Trình Hạo Cheng Hao   Trung Quốc
Trình Hạo Cheng Hao nhà triết học Trung Quốc
Trịnh Hoà Zheng He nhà hàng hải Trung Quốc
Trịnh Thành Công Zheng Chenggong nhà yêu nước Trung Quốc
Trôibansan Kh. Khorlogijn Chojbalsan; dạng phiên âm khác: Chôibanxan nhà hoạt động quân sự Mông Cổ
Trụ Zhou vua Trung Quốc
Trư Bát Giới Zhu Bajie Trung Quốc nhân vật truyện
Trương Chi Zhang Zhi    
Trương Chi Động Zhang Zhidong    
Trương Hiền Zhang Xian    
Trương Khiên Zhang Qian Trung Quốc  
Trương Phi Zhang Fei Trung Quốc nhân vật truyện
Trương Phụ Zhang Fu Trung Quốc tướng nhà Minh
Trương Tải Zhang Zai    
Trương Tải Zhang Zai Trung Quốc nhà triết học
Trương Trạch Đoan (Zhang Zeduan    
Trương Trạch Đoan Zhang Zeduan Trung Quốc hoạ gia
Trương Trọng Cảnh Zhang Zhongjing Trung Quốc danh y
Tsui Đ. Daniel Tsui Hoa Kì nhà vật lí
Từ Bi Hồng Xu Beihong Trung Quốc họa gia
Từ Bi Hồng Xu Beihong Trung Quốc hoạ sĩ
Từ Hi Ci Xi Taihou Trung Quốc hoàng hậu
Tư Mã Si Ma   Trung Quốc
Tư Mã Thiên Sima Qian Trung Quốc nhà viết sử
Tư Mã Tương Như Sima Xiangru Trung Quốc nhà văn
Tư Mã Viêm Si Mayan Trung Quốc vua Tấn
tự nhiên      
Từ Tùng Thạch   Trung Quốc nhà dân tộc học
Tuân Huống Xun Kuàng Trung Quốc  
Tuân Tử Xunzi Trung Quốc nhà triết học
Tuên M. Mark Twain nhà văn
Tuênnit F. Ferdinand Tưnnies Đức nhà xã hội học
Tuludơ – Lôtơrec H. de Toulouse – Lautrec    
Tunxiđat Tulsidas Ấn Độ nhà thơ
Tuôcghênep I. X. Ivan Sergeevich Turgenev Nga nhà văn
Tưởng Giới Thạch Jiang Jieshi Trung Quốc nhà hoạt động
Tưởng Giới Thạch Jiang Jieshi   Trung Quốc
Tưởng Kinh Quốc Jiang Jingguo Trung Quốc nhà hoạt động chính trị
Turê X. Sékou Touré Ghinê nhà hoạt động chính trị
Turinh A. Turing    
Turinh E. M. Alan Mathison Turing Anh nhà toán học
Tuvim I. Julian Tuwim Ba Lan nhà văn
Tuxa Mut Tuxa Mut Cămpuchia nhà hoạt động chính trị
Tuyêcgô A. R. J. Turgot    

 

(Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/)

Posted in Transliteration Standards of Names | Leave a Comment »