VIETNAM CORPUS LINGUISTICS (VCL)

NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU

Archive for the ‘Festivals (Vietnamese)’ Category

26. Lễ hội đền Trần

Posted by corling on February 23, 2011

Lễ hội đền Trần được tổ chức hàng năm, mở đầu bằng Lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (23h) ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Lễ khai ấn được coi là “linh hồn” của lễ hội. Người dân địa phương và du khách đến Lễ hội để xin hoặc mua ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp và gặp nhiều may mắn.

Đền Trần nằm trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, là nơi thiừ các vua nhà Trần cùng các quan lại. Đền Trần bao gồm 03 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn.

Ở cả 03 đền trong đền Trần thường xuyên diễn ra các lễ hầu đồng hay lên đồng.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

25. Lễ hội Đền Kinh Dương Vương

Posted by corling on February 20, 2011

Lễ hội Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ thường được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đền Kinh Dương Vương là nơi thờ Thủy tổ nước Nam – Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã có công sinh thành tổ tiên của người Việt.

Theo ”Truyền thuyết Hùng Vương”, Kinh Dương Vương lập nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 trước CN) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của vua hồ Động Đình là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân, người đã lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Người con trưởng được cha phong là Vua Hùng (Hùng Vương), với tổng cộng 18 đời Vua Hùng tiếp nối, kéo dài hơn 2000 năm.

Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ được xây dựng từ lâu đời, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) được trùng tu và đặt văn bia. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề: “Nam bang thuỷ tổ”.

Lễ hội Đền Kinh Dương Vương là dịp để nhân dân trong vùng và du khách khắp nơi cùng hướng về cội nguồn, tự hào tưởng nhớ và tri ân công đức của Tổ tiên. Ngoài Lễ dâng hương tại Đền, Lễ rước kiệu Thủy tổ nước Nam, Hội có Lễ phục ruộc (có nghĩa là rước nước), Lễ tế nữ quan.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

24. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Posted by corling on February 17, 2011

Lễ hội Tịch điền tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là hình thức lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa, đưa con người hướng về cội nguồn. Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày mồng 5 đến mồng 7 Tết Âm lịch, được tổ chức liên hoàn giữa các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao …

Nhằm tưởng nhớ đến nghi lễ hàng ngàn năm trước đây, khi Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã làm Lễ tế Thần nông và đích thân xuống đồng cày ruộng, những năm gần đây Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức long trọng với nhiều nghi thức trang nghiêm như Lễ rước linh vị Vua Lê Đại Hành; Lễ rước kiệu; Lễ rước trống; Lễ tịch điền; Lễ tạ….

Theo dân gian, đây là một nghi lễ mở đầu cho một vụ mùa mới, là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh trong đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân Hà Nam nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, được xem như một di sản văn hóa quý báu cần gìn giữ và phát huy, nhằm khuyến khích động viên người dân chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất nông nghiệp.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

23. Lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Posted by corling on February 15, 2011

Lễ hội được tổ chức từ ngày 27 đến 29 tháng 11 Âm lịch hàng năm với các nghi lễ văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, nhằm vinh danh, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và công lao của Danh nhân Văn hóa Việt Nam – Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng tại thôn Trung An, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, bao gồm 09 điểm tham quan: Tháp bút Kinh Thiên, đền thờ Trạng Trình, nhà trưng bày, phần mộ Thân sinh Trạng Trình, Am Bạch Vân, tượng Trạng Trình, Hồ bán nguyệt, chùa Song Mai và Nhà Tổ có tượng thờ Bà Minh Nguyệt, Bia, Quán Trung Tân, tọa lạc trên khu đất rộng 4ha từ ngôi đền ra đến bờ sông Hàn.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

22. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Posted by corling on February 14, 2011

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam bắt đầu chính lễ vào đêm 23 rạng sáng 24 và kéo dài đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hàng năm tại Lăng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang với nhiều nghi thức như Lễ tắm Bà, Lễ Thỉnh sắc, Lễ Túc yết, Lễ Xây chầu, Lễ Chánh tế …

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức nhằm tôn vinh Thoại Ngọc Hầu và các dân binh đã có công khai hoang, mở đất; kể lại truyền thuyết về Bà Chúa Xứ Núi Sam cũng như phản ánh sinh hoạt của người dân vùng sông nước…

Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam, là một trong những danh thắng của núi Sam và là điểm đến của du khách bốn phương, cũng là nơi để mọi người tìm đến cầu xin những điều thiêng liêng và tốt đẹp nhất cho cuộc sống.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

21. Lễ hội Yên Tử

Posted by corling on February 12, 2011

Trăm năm tích đức, tu hành

Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu

Lễ hội Yên Tử thường được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch trên ngọn núi Yên Tử (cao 1068m so với mặt nước biển), là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Đông Triều, xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên núi Yên Tử ngày nay có 11 ngôi chùa và hàng trăm am tháp lưu giữ nhiều kỷ vật lịch sử. Nơi đây được mệnh danh là Đất tổ Phật giáo Việt Nam.

Sau phần nghi lễ trang nghiêm và long trọng của Lễ hội được tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương lên chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Hội chùa Yên Tử là nơi du khách tìm đến để được tách mình khỏi thế giới trần tục và để thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.  

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

20. Lễ rước Phật sinh

Posted by corling on February 11, 2011

Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Đản sinh tại vườn Lâm-ti-Ni năm 624 trước CN. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm Phật Đản sinh. Theo Phật giáo Nam Truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, nhân sinh của Đức Phật, Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch hàng năm. Đây là Lễ hội được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và nhiều hoạt động từ thiện khác.

Hà Nội, ngày 11/02/2011

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | 1 Comment »

19. Lễ hội Đua Voi – Buôn Đôn

Posted by corling on February 9, 2011

Lễ hội Đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 tại Buôn Đôn, Đaklak.

Hội Đua voi là một trong những hoạt động lớn nhằm đưa văn hóa làng về cơ sở, đưa văn hóa làng buôn về với làng buôn. Hội voi thể hiện sức mạnh hào khí Tây Nguyên và sự gần gũi, gắn bó như người bạn. Hội voi cũng là dịp để các chàng trai Êđê khoe tài với những cô gái M’nông, thể hiện trình độ thuần dưỡng voi rừng.

Sáng sớm, tại Trung tâm du lịch Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, 25 chú voi đại diện cho trên 200 voi nhà của tỉnh Đắc Lắc đã về tham dự lễ hội voi. Hàng nghìn người trong đó có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đã hào hứng xem các chú voi đua tài qua 5 môn thi: Thi chạy, kéo vật nặng, đá bóng, ném xa, bơi vượt sông Serêpok và các màn trình diễn. Nhưng đối với những người quản tượng và kể cả khách du lịch thì voi nào thắng trong các cuộc đua không quan trọng mà hơn thế nữa, mọi người được đắm say trong không khí lễ hội đặc sắc của Buôn Đôn, của Tây Nguyên.

Hà Nội, ngày 09/02/2011

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | 1 Comment »

18. Lễ hội Phủ Dầy

Posted by corling on February 6, 2011

Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm, trong 10 ngày, từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là Lễ hội nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh, vị Thần chủ của tín ngưỡng dân gian, một vị Thánh trong “Tứ bất tử” của dân tộc Việt Nam.

CL (sưu tầm)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

17. Tết Trung Thu

Posted by corling on January 24, 2011

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng. Tết Trung Thu thường được tổ chức vào rằm tháng 8, tức ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Vào rằm tháng 8 này, trẻ em được bày cỗ, trông trăng, được ca hát và tặng quà, phá cỗ dưới trăng. Cỗ trông trăng gồm có bánh nướng, bánh dẻo truyền thống và rất nhiều loại quả như bưởi, hồng, chuối …. Các bé được nhận nhiều quà như bánh kẹo, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, các loại bóng bay … Trẻ em được tham gia múa lân, múa sư tử, múa rồng … rất vui.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)

Posted in Festivals (Vietnamese) | 1 Comment »

16. Lễ hội Yên Thế

Posted by corling on January 22, 2011

Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 Dương lịch. Hàng năm, người dân Yên Thế và đông đảo du khách thập phương nô nức về dự Lễ hội để cùng tưởng nhớ về một thời đánh giặc, giữ nước của nghĩa quân Đề Thám. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã ghi đậm dấu ấn trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, tiêu biểu nhất cho lòng yêu nước, tinh thần quả cảm chống kẻ thù xâm lược của người dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ngày nay, những tên tuổi đáng ghi nhớ của cuộc khởi nghĩa như Đề Thám, Bà Ba, Đề Nắm, Cả Trọng, Cả Dinh … đã được đặt tên cho các đường, phố thân quen ở thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế), tỉnh Bắc Giang.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)  

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

15. Lễ hội Lam Kinh

Posted by corling on January 21, 2011

Hăm mốt Lê Lai

Hăm hai Lê Lợi

Lễ hội Lam Kinh thường được tổ chức trong hai ngày 21 và 22 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lam Kinh nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Minh, giành lại độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam ở thế kỷ XV, là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi (1385 – 1433) và một số danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi. Lam Kinh là nơi thờ cúng quy mô. Tại đây, có cả các bia mộ của một số vị Vua cùng Hoàng hậu nhà Hậu Lê.

Đến ngày Lễ hội Lam Kinh, nhân dân khắp nơi nô nức kéo về Lam Kinh và Bố Vệ để dự Lễ tưởng niệm công đức của vị anh hùng dân tộc áo vải Lê Lợi, đại công thần Lê Lai và các vị Vua Lê đã có công giành lại độc lập và xây dựng đất nước.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

14. Lễ hội Katê

Posted by corling on January 19, 2011

Lễ hội Katê còn được gọi là Mbang Katé, một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là Lễ hội truyền thống đặc sắc, thiêng liêng và rất quan trọng để tưởng nhớ đến những người đã khuất, đến các vị anh hùng dân tộc được người Chăm tôn vinh là các vị Thần. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 7 theo lịch Chăm. Vào ngày này, người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian Chăm. Người dự Lễ hội gặp gỡ, chúc tụng nhau trong niềm vui tràn ngập. Lễ hội gồm hai phần chính: Lễ và Hội. Trong đó, Lễ gồm Lễ rước phục y, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm tượng Thần, Lễ mặc y phục cho tượng Thần và Đại Lễ. Hội được tổ chức theo quy mô nhỏ hơn ở mỗi làng, ngày hôm sau là Hội tại từng gia đình. Mọi thành viên gia đình quần tụ đông đủ và một người chủ tế, thường là chủ gia đình, người lớn tuổi hoặc trưởng họ, tộc cầu nguyện Thần linh, Tổ tiên phù hộ cho làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây là dịp để mọi người gần gũi, gắn bó, thương yêu nhau hơn trong cuộc sống.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

13. Lễ hội đua bò Khmer

Posted by corling on January 16, 2011

Tương truyền, vào các mùa vụ sản xuất nông nghiệp lúa ruộng, bà con dân tộc thiểu số Khmer ở Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc thường tổ chức đua bò. Vào mùa gặt (mùa khô), thường có đua xe bò (đôi bò thường kéo theo một chiếc xe bánh nhỏ) trên lộ đất. Vào mùa cấy (mùa mưa), thường có đua bò kéo bừa trên nền ruộng. Môi năm, vào mùa cấy, nhiều nông dân Khmer từ các Phum, Sóc mang cày đến cày ruộng cho chùa. Dịp đó, họ rủ nhau đua các đôi bò kéo bừa, dần dần thành thông lệ và được Sư cả của mỗi chùa đứng ra tổ chức, tặng thưởng cho các đôi thắng cuộc. Từ đó, việc đua bò ở vùng Bảy Núi trở thành ngày hội đua bò truyền thốmg hàng năm của dân tộc Khmer. Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ “Đôn ta” (Lễ cúng Ông Bà) từ ngày mồng 9 đến 10 tháng 10 Âm lịch. “Đôn ta” là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khmer, được tổ chức hàng năm để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)

Posted in Festivals (Vietnamese) | Leave a Comment »

12. Lễ hội Huyền Trân

Posted by corling on January 15, 2011

Hàng năm, vào ngày mất của vị Thần Mẫu – Huyền Trân Công chúa – mồng 9 tháng Giêng Âm lịch, người dân Huế thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của Bà.

Huyền Trân là công chúa đời nhà Trần, con gái vua Trần Nhân Tông và em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1036, Huyền Trân Công chúa được gả cho vua Chămpa là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ Quảng Trị đến phía nam đèo Hải Vân ngày nay). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, chính quyền, nhân dân và Công ty du lịch Hương Giang đã xây dựng đền thờ, đúc tượng Bà và vị vua cha Trần Nhân Tông tại núi Ngũ Phong, An Tây.

Dr. Đào Hồng Thu (sưu tầm và biên soạn)

Posted in Festivals (Vietnamese) | 1 Comment »