VIETNAM CORPUS LINGUISTICS (VCL)

NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU

Archive for the ‘For Russian Learners’ Category

Hà Nội: Phát hiện 2 người chết trong ô tô ngập nước

Posted by corling on July 6, 2011

7h30 sáng 1/11, người dân ở đường Lê Trọng Tấn phát hiện một chiếc xe ô tô bị ngập nước, chết máy ở sát bờ sông Lừ. Chiếc xe mang BKS 80B – 1601, trong đó có 2 người đàn ông đã chết. Những người dân ở khu vực cuối đường Lê Trọng Tấn, đoạn gần khu Tập thể Bộ Tham mưu – Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết, vào lúc 7h30 sáng 1/11, trong khi lội nước đi mua thức ăn, một người đàn ông ở gần đó đã phát hiện trong chiếc xe Toyota 12 chỗ mang BKS 80B-1601 có bóng 2 người ngủ gục. Thấy chiếc xe ngập quá nửa dưới nước mà 2 người trong xe vẫn không có dấu hiệu gì tỉnh dậy nên người đàn ông này đã lại gần, gõ cửa gọi, nhưng cả 2 người trong xe vẫn im lìm. Phát hiện có điều bất thường, người đàn ông này đã gọi điện cho cơ quan công an tới hiện trường.

Khi có mặt tại hiện trường và mở được cửa kính bên phải của xe ra, cơ quan công an phát hiện 2 người đàn ông trong xe đều đã chết, giấy tờ tùy thân của 2 người này cho thấy họ là cán bộ của một cơ quan Nhà nước. Hiện trường cho thấy, người lái xe chết trong tình trạng nằm trên ghế ngả về phía sau, còn người ngồi ở ghế phụ chết trong tư thế 2 chân gác lên phía trước kính chắn gió, đầu gục vào cửa kính bên phải.

Theo nhận định, rất có thể khi đi đến đoạn đường sát bờ sông Lừ, do bị ngập nước, ô tô chết máy nên 2 người trong xe đã kéo cửa kính lên ngủ lại để trông ô tô và bị chết ngạt. Do xe cấp cứu và xe cảnh sát không thể tiếp cận hiện trường vì nước ngập quá sâu nên đến gần 11h, thi thể của 2 nạn nhân cùng chiếc ô tô vẫn bị ngâm trong nước. Hiện nguyên nhân của vụ chết người này đang được cơ quan công an tích cực điều tra, làm rõ.

(Theo VNN)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Luyện đọc theo chuyên ngành

Posted by corling on July 3, 2011

Posted in For Russian Learners | Leave a Comment »

Xe container kéo đổ hàng loạt trụ điện, đường tắc nửa ngày

Posted by corling on July 3, 2011

Giao thông hỗn loạn, hệ thống cáp điện, viễn thông, đèn chiếu sáng tê liệt hoàn toàn tại khu vực gần đường Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM sáng nay. Nguyên nhân là hàng loạt trụ điện tại đây bị xe container kéo đổ. Theo cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh, lúc 1h30 sáng, một đoàn xe container gồm 6 chiếc đi trên đường Bạch Đằng hướng từ vòng xoay Hàng Xanh về chợ Bà Chiểu. Khi đến góc ngã tư Bạch Đằng – Đinh Bộ Lĩnh xe container chạy cuối do chở hàng quá tải và chạy tốc độ nhanh đã vướng vào đường dây cáp điện giăng ngang đường. Tài xế quay đầu xe lại để bốc thùng hàng bị kéo đổ, nhưng khi thấy cảnh sát đã bỏ xe chạy trốn.

Đến đầu giờ sáng, tuyến đường từ Bạch Đằng đến Hàng Xanh, Đinh Bộ Lĩnh về Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận kẹt xe nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng ở khu vực cũng bị tê liệt. Ông Hoàng Đình Ấn, Trưởng phòng kỹ thuật Điện lực Gia Định cho biết, có 2 trụ điện bị gãy hoàn toàn, 3 trụ bị kéo ngã. Sự cố đã làm cho một phần của phường 15, quận Bình Thạnh bị mất điện. “Chúng tôi sẽ cho thay trụ”.

(Theo VnExpress.net)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Văn học Việt Nam

Posted by corling on May 9, 2011

Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc.

Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, chủ yếu là truyền miệng dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè… được truyền từ đời này sang đời khác.

Dòng văn học chữ Hán: Chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Sau khi giành được độc lập dân tộc (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam, với tinh thần tự lực, tự cường đã phát triển nền văn học Việt Nam và sử dụng chữ Hán để ghi lại. Nhiều áng văn thơ bất hủ bằng chữ Hán còn lưu lại đến ngày nay như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo ……

Dòng văn học chữ Nôm: Chữ Nôm được Việt hóa từ chữ Hán. Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ VIII, được phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển tới đầu thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu danh tới ngày nay như Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập với 254 bài thơ của đại danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; tác phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông; Bách Vân Thi Tập của nhà học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm; Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn với; hay những vần thơ thể hiện khát vọng cho quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến của “Bà Chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương… Đỉnh cao phát triển của văn học của thời kỳ này là Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du.

Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại. Những tác phẩm đầu tiên, đánh dấu sự xuất hiện của văn học quốc ngữ là các tiểu thuyết “Ai làm được”, “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh, “Tố tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật, Tuyển tập các câu chuyện dân gian của Trương Vĩnh Ký… Văn học Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển mạnh với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nam Cao… Trong giai đoạn 1945-1975 các tác phẩm văn học của các tác giả giai đoạn này thể hiện rõ khát vọng của toàn dân tộc mong muốn hòa bình, độc lập, kêu gọi mọi người dân đứng lên đấu tranh giành lập độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Kể từ khi đất nước được thống nhất, với chủ trương “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, giới văn nghệ sỹ Việt Nam đi sâu phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, đấu tranh chống những tiêu cực trong, kêu gọi mọi người chung sức xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Nền văn học Việt Nam, với sự đóng góp của gần 1000 nhà thơ, nhà văn, ngày càng phát triển nhanh dưới các loại hình: văn xuôi, thơ, phê bình lý luận… đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

(Theo Asean 2010)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Vietnamese for Russian Learners

Posted by corling on May 8, 2011

1. For Parallel Corpora

2. Learning Vietnamese:

Posted in For Russian Learners | Leave a Comment »

Văn hóa Việt Nam

Posted by corling on May 8, 2011

Văn hóa Việt Nam rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối…

Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre và có cổng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền được gọi là các trưởng làng. Làng thường có những luật lệ riêng, được gọi là các hương ước. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như những hiện tượng tiêu cực của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.

Do nền tảng văn hóa là nền sản xuất nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh. Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp.

Trong quan niệm về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước… Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của người dân: “thiên – địa – nhân”.

Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình.

Người Việt Nam có tinh thần “tôn sư trọng đạo”, xem cha mẹ là những người có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú, mồng ba Tết thầy. Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ “sư” (thầy) là những nghề nghiệp được mọi người tôn kính như: võ sư, thầy thuốc…Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Việt Nam thời phong kiến có quan điểm trọng nam khinh nữ. Phụ nữ phải thực hiện tam tòng tứ đức. Ngày nay, vị thế người phụ nữ ở Việt Nam đã được cải thiện, nhưng tư tưởng trên vẫn còn tồn tại.

(Theo Wikipedia)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản?

Posted by corling on February 20, 2011

Sách giáo khoa – không phải duy nhất và tuyệt đối

Vấn đề đặt ra và cần phải được làm rõ trong quá trình tiến hành cải cách GD là mối quan hệ giữa chương trình-SGK và thực tiễn GD của giáo viên.

Ở Nhật, hiện tại có 6 nhà xuất bản tư nhân cùng  cạnh tranh trong việc biên soạn và xuất bản SGK  phục vụ học sinh tiểu học. Các nhà xuất bản này giữ quyền chủ động trong việc tổ chức biên soạn và xuất bản, Bộ GD Nhật Bản chỉ nắm khâu thẩm định cuối cùng thông qua phán quyết của hội đồng chuyên môn để quyết định xem cuốn sách nào đủ tiêu chuẩn  trở thành SGK. Việc lựa chọn bộ SGK nào là do ủy ban GD địa phương hoặc hiệu trưởng các trường quyết định.

Vì vậy, trên thực tế, ở Nhật có nhiều bộ SGK cho các trường lựa chọn và quan trọng hơn SGK chỉ là tài liệu  chủ yếu phục vụ giảng dạy, học tập  chứ không phải là duy nhất và tuyệt đối. Giáo viên có thể dạy bám sát nội dung SGK hoặc cấu trúc lại,  tự mình thiết kế  nên  một nội dung riêng phù hợp với mục tiêu, nội dung cơ bản  đề ra trong chương trình khung  được ghi rõ trong “Bản hướng dẫn giảng dạy”. Đây gọi là quyền tự do thực tiễn GD. Quyền này được đảm bảo bằng hiến pháp (ban hành năm 1947)  và các bộ luật GD như luật GD cơ bản, luật GD trường học, luật GD nghĩa vụ…

Mục tiêu mà các giáo viên Nhật hướng tới là GD nên những  học sinh có tri thức, tư duy độc lập, năng lực phê phán và trách nhiệm cá nhân. GD nên những con người biết tự mình suy nghĩ, tự mình nhận định đúng sai, tự mình tìm lấy chân lí và bảo vệ chân lí là một bộ phận quan trọng nằm trong triết lí GD Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Vai trò giáo viên: Dạy trò độc lập tư duy và dám phản biện

Trong cuộc CCGD toàn diện và rộng lớn, những người giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông đóng một vai trò vô cùng to lớn. Họ không đơn thuần là người thực hiện những chỉ dẫn cải cách mang tính hành chính từ bộ GD mà họ còn đóng vai trò phản biện chính sách góp phần đảm bảo cho cuộc CCGD diễn ra đúng hướng. Quan trọng hơn, những người giáo viên bằng  thực tiễn GD phong phú, sáng tạo tương ứng với điều kiện cụ thể của từng trường học, lớp học, học sinh đã tạo ra cuộc CCGD từ dưới lên bằng muôn nghìn dòng chảy. Cuộc CCGD ấy đã có những tác động lớn và tích cực tới dòng chảy CCGD từ trên xuống do bộ GD chủ trì.

Việt Nam  hiện tại cũng đang  đứng trước  bài toán GD. Bài toán vừa mang tính kinh điển vừa mang tính thời đại. Muốn giải trọn vẹn bài toán này rất có thể phải giải thêm và cùng lúc một hai bài toán chính và hàng chục bài toán phụ.

Bài toán này tuy khó nhưng  thực ra đã nhìn thấy đáp số vì trên thực tế nhiều nước tiên tiến như Nhật đã giải rồi. Vấn đề là ở Việt Nam chúng ta nên giải nó như thế nào? Khó không có nghĩa là không làm hay “há miệng chờ sung” bởi nếu không giải được bài toán đó, chúng ta sẽ mãi là những  kẻ bộ hành quờ quạng trong đường hầm không tìm thấy lối ra.

Theo Nguyễn Quốc Vượng

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Bài luyện viết: Cuộc sống người già / người cao tuổi

Posted by corling on October 5, 2010

1. Hãy sử dụng các từ và cụm từ sau để hoàn thành hội thoại:

không dám  thế là đã 
quá thể  hết ….đến…  toàn là 

 

A. Chào ông!

B. ……………………, chào ông. Ồ, ông hình như không được khỏe?

A. Vâng, tôi bị ốm mấy hôm nay. Tôi thấy người mệt mỏi ………….

B. Mấy hôm rồi ông?

A. ………. bốn hôm rồi.

B. Sao ông không đi bác sĩ?

A. Tôi sợ đến bệnh viện lắm, ở đó ……………………. người ốm. Năm ngoái đi thăm ông bạn ở bệnh viện, tôi thấy ………………. người bị tai nạn ……………… người cấp cứu. Sợ quá, …………….. về nhà cũng ốm luôn.

2. Viết tiếp các câu sau:  

a. Hôm qua tôi thức quá khuya, thế là ………………………………………………………..

b. Anh ấy không học bài, thế là …………………………………………………………………

c. Con hư cãi mẹ, thế là …………………………………………………………………………..

d. Tôi giả vờ ăn bánh của nó, thế là …………………………………………………………..

e. Anh ấy đi xe máy nhanh quá, thế là ………………………………………………………..

f. Nó đi nắng mà không đội mũ, thế là ………………………………………………………..

g. Chồng quên ngày sinh nhật của vợ, thế là ……………………………………………….

h. Con mèo nhìn thấy con chuột, thế là ………………………………………………………..

i. Chị Lan tắm xong quên khóa vòi nước, thế là …………………………………………..

3.Viết các câu dưới đây theo kết cấu hết A đến B:

Mẫu: – ……………………. xem / phim này / phim khác

→ – Tôi xem hết phim này đến phim khác.

a. Đọc / báo / tạp chí

………………………………………………………………………………………..

b. Ăn/ bánh mì/ bánh bao

………………………………………………………………………………………..

c.  Học / tiếng Anh / tiếng Pháp.

………………………………………………………………………………………..

d. Ngủ / xem vô tuyến.

………………………………………………………………………………………..

e. Làm việc ở công ty / dạy ngoại ngữ.

………………………………………………………………………………………..

f. Nói chuyện / cô gái này / cô gái khác.

………………………………………………………………………………………..

g. Học thêm ở trường /học thêm ở nhà.

………………………………………………………………………………………..

h. Đi dự sinh nhật / đi khiêu vũ.

………………………………………………………………………………………..

i. Đi dạo / phố này / phố khác.

………………………………………………………………………………………..

4. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu:

Mẫu:    – Hôm nay cô ấy đọc rất nhiều báo.

 → Hôm nay cô ấy đọc hết tờ báo này đến tờ báo khác.

a. Anh ấy phải dịch nhiều bài. 

b. Sau khi đi xa về nó kể cho tôi nghe nhiều chuyện.

c. Em Nam sắp phải thi nên phải đọc nhiều sách.

d. Mùa hè năm nay chị Ngà may rất nhiều áo.

e. Bây giờ Linh được nghỉ hè nên em ấy xem rất nhiều phim

f. Anh ấy đang khát nên uống rất nhiều bia.

g. Hôm nay có một anh phóng viên đến đây và anh ấy phỏng vấn rất nhiều người.

h. Chị ấy phải làm nhiều việc.

5. Dùng những và số từ chỉ lượng để hoàn thành câu:

a. Con chó này chỉ nặng 1 kg, con chó kia ……………………………..

b. Anh Sơn chỉ có 1 bằng đại học, anh Hùng …………………………..

c. Hôm qua bố chỉ câu được 2 con cá, Minh ……………………………

d. Gia đình tôi chỉ có 2 chị em, gia đình Nguyên …………………….

e. Anh ấy chỉ đi nước ngoài 1 tuần, chị ấy ………………………………

f. Trong cuộc thi hát tối hôm kia, ca sĩ Mỹ Linh chỉ hát một bài, ca sĩ Thu Phương ……………………………………

 

6. Thêm từ “đến/tới” vào những câu sau:

a. Núi này cao 1.000 m.

b. Từ đây tới chùa Yên Tử 60 km.

c. 5 năm rồi tôi không gặp Joe. 

d. Có 10 sinh viên cùng muốn phát biểu.  

e. Hồ kia sâu 30 m.

f. Cầu thủ đội bóng rổ Mỹ thường cao 2 m.

7. Chọn một trong số các từ cho dưới dây để hoàn chỉnh các câu sau:

              tận              tận mắt                                       tận nơi tận taytận miệng

 

a. Thư của anh, tôi đã chuyển đến ………………… cho chị ấy.

b. Mặc dù mẹ đưa thìa cơm ………………… con bé vẫn không chịu ăn.

c. Cô gái này đã đến ………………… Nam cực.

d. Tôi đã chứng kiến ………………… tai nạn xảy ra như thế nào.

e. Khi tôi nhìn thấy ánh sáng lạ ở trên đồi, tôi đi đến ……………….  để xem đó là cái gì.

Tham khảo: vietinfo.eu

Posted in For Russian Learners | Leave a Comment »

Hội thoại: Cuộc sống người già / người cao tuổi

Posted by corling on October 4, 2010

A:  – Chào cụ ! Cụ đi tập dưỡng sinh về rồi đấy à?

B: – Vâng, không dám, chào cụ. Tôi vừa về. Thế sao hôm nay cụ nghỉ tập à?

A:  – Vâng, đêm qua trời oi bức quá thể, mồ hôi ra như tắm. Cả đêm tôi chẳng làm sao mà ngủ được. Đến gần sáng ngủ quên, thế là muộn.

B: – Thời tiết này thì chẳng ai ngủ được đâu cụ ạ.

A:  – Cụ nói phải. Người già mấy khi ngủ được nhiều. Đã ngoài 70 cả rồi.

B: – À, tuần sau, câu lạc bộ phụ lão phường tổ chức đi  tham quan Yên Tử, cụ có định tham gia không ạ?

A:  – Tận Yên Tử hả cụ? Xa quá, hình như những 60 km thì phải?

B: – Xa nhưng đẹp lắm. Lâu lắm rồi, cách đây đến hai chục năm, tôi cũng đã đi Yên Tử. Ở đó có bao nhiêu là tùng cổ thụ. Những cây tùng đó tuổi thọ đến hàng trăm năm.

A:  – Vâng, nhưng chùa Yên Tử cao lắm. Khi lên, leo hết bậc thang này đến bậc thang khác, mà mãi không đến nơi. Lúc đó tôi chỉ mong “giá mà có cánh để bay lên chùa”.

B: – Chà, cụ nói như là nhà thơ. Tôi định sẽ đi Yên Tử, cụ ạ. Ở nhà suốt ngày, xung quanh toàn báo là báo, đọc mãi cũng hoa mắt.

A:  – Vâng, để tôi xem. Nhưng mà tận Yên Tử thì xa quá tôi sợ già rồi mắt mờ chân chậm, đi mệt lắm.

Tham khảo: vietinfo.eu

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | 2 Comments »