VIETNAM CORPUS LINGUISTICS (VCL)

NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU

Archive for the ‘For Japanese Learners’ Category

Hà Nội: Phát hiện 2 người chết trong ô tô ngập nước

Posted by corling on July 6, 2011

7h30 sáng 1/11, người dân ở đường Lê Trọng Tấn phát hiện một chiếc xe ô tô bị ngập nước, chết máy ở sát bờ sông Lừ. Chiếc xe mang BKS 80B – 1601, trong đó có 2 người đàn ông đã chết. Những người dân ở khu vực cuối đường Lê Trọng Tấn, đoạn gần khu Tập thể Bộ Tham mưu – Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết, vào lúc 7h30 sáng 1/11, trong khi lội nước đi mua thức ăn, một người đàn ông ở gần đó đã phát hiện trong chiếc xe Toyota 12 chỗ mang BKS 80B-1601 có bóng 2 người ngủ gục. Thấy chiếc xe ngập quá nửa dưới nước mà 2 người trong xe vẫn không có dấu hiệu gì tỉnh dậy nên người đàn ông này đã lại gần, gõ cửa gọi, nhưng cả 2 người trong xe vẫn im lìm. Phát hiện có điều bất thường, người đàn ông này đã gọi điện cho cơ quan công an tới hiện trường.

Khi có mặt tại hiện trường và mở được cửa kính bên phải của xe ra, cơ quan công an phát hiện 2 người đàn ông trong xe đều đã chết, giấy tờ tùy thân của 2 người này cho thấy họ là cán bộ của một cơ quan Nhà nước. Hiện trường cho thấy, người lái xe chết trong tình trạng nằm trên ghế ngả về phía sau, còn người ngồi ở ghế phụ chết trong tư thế 2 chân gác lên phía trước kính chắn gió, đầu gục vào cửa kính bên phải.

Theo nhận định, rất có thể khi đi đến đoạn đường sát bờ sông Lừ, do bị ngập nước, ô tô chết máy nên 2 người trong xe đã kéo cửa kính lên ngủ lại để trông ô tô và bị chết ngạt. Do xe cấp cứu và xe cảnh sát không thể tiếp cận hiện trường vì nước ngập quá sâu nên đến gần 11h, thi thể của 2 nạn nhân cùng chiếc ô tô vẫn bị ngâm trong nước. Hiện nguyên nhân của vụ chết người này đang được cơ quan công an tích cực điều tra, làm rõ.

(Theo VNN)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Xe container kéo đổ hàng loạt trụ điện, đường tắc nửa ngày

Posted by corling on July 3, 2011

Giao thông hỗn loạn, hệ thống cáp điện, viễn thông, đèn chiếu sáng tê liệt hoàn toàn tại khu vực gần đường Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM sáng nay. Nguyên nhân là hàng loạt trụ điện tại đây bị xe container kéo đổ. Theo cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh, lúc 1h30 sáng, một đoàn xe container gồm 6 chiếc đi trên đường Bạch Đằng hướng từ vòng xoay Hàng Xanh về chợ Bà Chiểu. Khi đến góc ngã tư Bạch Đằng – Đinh Bộ Lĩnh xe container chạy cuối do chở hàng quá tải và chạy tốc độ nhanh đã vướng vào đường dây cáp điện giăng ngang đường. Tài xế quay đầu xe lại để bốc thùng hàng bị kéo đổ, nhưng khi thấy cảnh sát đã bỏ xe chạy trốn.

Đến đầu giờ sáng, tuyến đường từ Bạch Đằng đến Hàng Xanh, Đinh Bộ Lĩnh về Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận kẹt xe nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng ở khu vực cũng bị tê liệt. Ông Hoàng Đình Ấn, Trưởng phòng kỹ thuật Điện lực Gia Định cho biết, có 2 trụ điện bị gãy hoàn toàn, 3 trụ bị kéo ngã. Sự cố đã làm cho một phần của phường 15, quận Bình Thạnh bị mất điện. “Chúng tôi sẽ cho thay trụ”.

(Theo VnExpress.net)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Nam sinh viên bị điện giật chết khi lội qua đường

Posted by corling on June 22, 2011

Tối 4/11, khi lội nước qua cột đèn đường cạnh khu nhà 17T1 Trung Hòa – Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội), một sinh viên đã bị tử vong vì điện giật. Theo anh Hùng, quản lý một nhà hàng gần nơi xảy ra sự việc, khoảng 21h, anh phát hiện một thanh niên đang trôi trên mặt nước. “Khi đưa vào vỉa hè, cơ thể người này vẫn còn ấm. Mọi người nhanh chóng hô hấp nhưng nạn nhân đã tử vong sau đó”, anh Hùng cho hay.

Kiểm tra cột đèn đường trên đường cạnh tòa 17T1, cảnh sát đã phát hiện điện bị hở và yêu cầu ngắt điện. “Có thể người thanh niên này khi lội nước đã bám vào cột đèn đường dẫn đến tử vong”, một người dân cho hay. Nạn nhân là sinh viên năm thứ 4 một trường đại học ở Hà Nội, quê Phú Thọ.

Hiện, con đường cạnh khu tòa nhà 17T1 đã được chăng dây thừng và cảnh báo “khu vực có điện, nguy hiểm” bằng một tờ giấy nhỏ. Sáng 5/11, đường vào ngõ 109 Trần Duy Hưng nước vẫn lênh láng.

(Theo VnExpress)

TỪ MỚI

lội nước アンフィー cột đèn マーカ
ngắt điện カレントブレーカ tử vong しぼう
trôi ながれる mặt nước すいめん
vỉa hè ほどう hô hấp こきゅう

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Đổ trộm gần một tấn rác ra quốc lộ 5

Posted by corling on June 17, 2011

Khoảng 16h30 ngày 3/11, Công an xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã bắt quả tang một chiếc xe ôtô đổ trộm gần một tấn rác da giày xuống lòng đường của quốc lộ 5, gần Khu công nghiệp Nomura. Thủ phạm đổ số rác trên là Lưu Thiếu Đào, điều khiển xe mang biển kiểm soát 16M – 0634. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ đổ rác thải da giày trộm đang diễn ra thường xuyên ở Hải Phòng trong thời gian gần đây.

Hải Phòng có khoảng 40 doanh nghiệp ngành giày da, trong đó có gần 30 doanh nghiệp quy mô lớn, bình quân mỗi ngày thải ra hàng trăm mét khối rác cần được xử lý. Trước năm 2005, rác da giày một phần được xử lý qua lò đốt của Công ty TNHH Hưng Thịnh, còn lại chôn lấp cùng rác sinh hoạt ở bãi rác Tràng Cát.

(Theo TTXVN)

TỪ MỚI

đổ rác ごみだす da giày くつ ひかく
quốc lộ こくどう khu công nghiệp こうぎょうだんち
quy mô lớn きい会社 xử lý しゅだんをとる
lò đốt ねんしょうろ chôn lấp うずめる

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Hà Nội: Tội phạm giảm vì ngập lụt

Posted by corling on June 10, 2011

Theo tin từ Công an thành phố Hà Nội, từ ngày 31/10 đến 4/11, thời gian diễn ra trận mưa lịch sử, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn giảm, chỉ có 22 vụ, chủ yếu là trộm cắp vặt; không xảy ra trọng án. Trên địa bàn thành phố đã xảy ra 18 vụ tai nạn liên quan đến trận mưa úng vừa qua, làm 22 người chết, trong đó có 7 người chết do bị nước cuốn; 2 người chết do bị sét đánh; 6 người chết đuối; 5 người chết do điện giật và 2 người chết trong xe ôtô ở địa bàn phường Khương Mai, quận Thanh Xuân.

Để phòng chống ùn tắc giao thông do mưa lớn kéo dài, Công an thành phố đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng tại các tuyến và địa bàn trọng điểm để phân luồng và hướng dẫn giao thông, giải toả những điểm ùn tắc; tuần tra kiểm soát, giải toả tàu thuyền dừng đỗ trái phép trên sông Hồng. Công an thành phố đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành cứu hộ, cứu nạn, tổ chức sơ tán dân ở một số vùng ngập lụt sâu và triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

(Theo VNTTX)

TỪ MỚI

ngập lụt しんすいする trộm cắp ぬすむ
tuần tra じゅんしする cứu nạn きゅうなん
sét đánh かみなり chết đuối おぼれる
điện giật かんでんする giao thông こうつう
trái phép いほう cứu hộ きゅうじょ

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Công an Thừa Thiên – Huế phá 36 vụ trộm xe máy

Posted by corling on June 6, 2011

Từ đầu năm 2008 đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế xảy ra 90 vụ trộm xe máy. Cao điểm, có ngày mất 4 chiếc xe máy các loại. Kẻ trộm đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, mang tính xảo quyệt, liều lĩnh. Địa bàn mà đối tượng gây án chủ yếu là thành phố Huế và một số vùng lân cận, nơi người dân có đời sống tương đối cao. Đối tượng không chỉ gây án ban đêm mà ngay cả ban ngày tại nhiều nơi đông đúc dân cư như khu công cộng hoặc cơ quan, công sở… Kẻ gian thường chọn những loại xe có giá trị lớn để lấy trộm. Hầu hết các loại khoá xe máy hiện nay đều bị bọn chúng vô hiệu hoá dễ dàng bằng dụng cụ phá khoá trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 giây.

Hiện nay, bọn tội phạm này hoạt động có tổ chức thành băng, nhóm từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau câu kết tạo thành. Sau khi lấy trộm xe máy trót lọt, đối tượng thường nhanh chóng tìm cách vận chuyển ra khỏi địa bàn, đa số chúng vận chuyển vào phía Nam hoặc đưa sang Campuchia. Với sự nỗ lực của lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ đầu năm đến nay đã khám phá 36 vụ trộm xe máy (đạt tỷ lệ gần 45%), bắt giữ 36 đối tượng, thu hồi 41 xe máy các loại.

(Theo Dân trí online)

TỪ MỚI

thủ đoạn けんぼう xảo quyệt うそつき
liều lĩnh いのちがけ địa bàn きち
đối tượng たいしょう gây án おこらせる
vô hiệu hoá むこう nỗ lực とりくむ

 

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Hà Nội sắp mưa to, trời rét

Posted by corling on June 5, 2011

Sáng 7/11, một đợt không khí lạnh tăng cường kết hợp với hội tụ gió tây nam trên cao sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 16 độ C. Hà Nội có mưa to, phổ biến 40-60 mm. Đài khí tượng thuỷ văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhận định, hôm nay Bắc Bộ có lúc mưa nhỏ. Đêm 6 và ngày 7/11, Bắc Bộ có mưa với lượng 50-80 mm, khu vực Hà Nội 40-60 mm. Gió đông bắc cấp 3-4, giật cấp 5. Trời lạnh.

Từ ngày 8 đến 10/11, các tỉnh Bắc Bộ có mưa nhỏ về đêm và sáng. Gió đông bắc cấp 3, trời rét. Nhiệt độ cao nhất 25 độ C, thấp nhất 16 độ C. Không khí lạnh còn tấn công cả Trung Bộ. Từ ngày 8 đến 10/11, khu vực này sẽ có mưa to (lượng mưa có thể vượt 100 mm). Gió đông bắc cấp 5, giật trên cấp 6. Các tỉnh Nam Bộ mưa rào, gió đông cấp 2-3. Nhiệt độ trung bình 23-32 độ C.

Hiện nhiều con sông xung quanh Hà Nội như sông Nhuệ, sông Bùi… đã vượt báo động 3. Hàng loạt tuyến đê, đập bị sạt lở.

(Theo VnExpress.net)

TỪ MỚI

trời rét さむい không khí lạnh きたおろし
đập ていぼう đê ていぼう
hội tụ あつめる gió tây nam にしかぜなんぷう
khí tượng thuỷ văn きしょう nhận định かくにんする
gió đông bắc とうふうきたかぜ tấn công おうだする

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Luyện đọc theo chuyên ngành

Posted by corling on June 3, 2011

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Luyện đọc theo chuyên ngành: Một chủ cây xăng chết trên vũng máu

Posted by corling on June 3, 2011

Khi mở cửa văn phòng, nhân viên của cây xăng Ngọc Sương đã hốt hoảng khi thấy ông chủ của mình nằm bất động bên vũng máu với nhiều vết búa trên đầu. Thông tin từ cơ quan CSĐT công an huyện Củ Chi cho biết, vào khoảng 22 giờ 20 phút ngày 3/11, khi các nhân viên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Ngọc Sương (thuộc địa bàn ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM) mở cửa văn phòng thì phát hiện anh Lê Văn Cường (38 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) – chủ cây xăng trên bị sát hại dã man.

Khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an phát hiện 1 cây búa, cùng 2 bức thư để lại của một nhân viên cây xăng này có tên là Nguyễn Viết Hùng (hiện chưa rõ lai lịch). Khám xét hiện trường, công an còn phát hiện tài sản của anh Cường bị mất gồm: 1 xe Dylan, 1 ĐTDĐ, 1 máy tính xách tay…

Vụ việc đang được công an huyện Củ Chi thụ lý điều tra làm rõ.

(Theo Dân trí online)

TỪ MỚI

chủ てんちょう vũng máu けつえきたまり
cây xăng ガソリンスタンド nhân viên アシスタント
hốt hoảng おろおろ bất động ふどう
búa かなづち sát hại ころす
dã man きょうあく khám nghiệm けんさする
hiện trường げんじょう lai lịch ぜんしん

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Chợ Đồng Xuân

Posted by corling on May 28, 2011

  

Chợ ra đời từ năm 1889 trên địa phận phường Ðồng Xuân cũ. Ban đầu chợ họp ngoài trời, sau được xây thành chợ với năm cầu chợ khung sắt, lợp kẽm lá, cầu nào cũng dài 52 m, cao 19 m.

Nằm cạnh ga đầu cầu Long Biên, lại ở ngay sát sông Hồng, chợ Ðồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng hoá bốn phương dồn về đây cũng như từ đây toả đi các nơi. Ở chợ Đồng Xuân hầu như có đủ tất cả các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất đồng thời nó là chợ bán buôn lớn nhất miền Bắc. Chợ có năm cửa lớn. Ngay cửa chính giữa có dựng một tủ kính trang nghiêm như một đài kỷ niệm: trong tủ trưng bày các hiện vật và các bức họa về trận chiến đấu oanh liệt giữa các chiến sỹ tự vệ Hà Nội và lính Pháp xâm lược ngày 14/2/1947. Chợ Ðồng Xuân không chỉ là một trung tâm buôn bán lớn của Hà Nội và của Việt Nam, nó còn là một điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Ngày nay chợ Ðồng Xuân được xây dựng lại với qui mô lớn hơn gồm 3 tầng khang trang, rộng rãi nhưng vẫn giữ lại một phần kiến trúc mặt tiền của chợ cũ.

Nguồn tin và ảnh: Vietnamtourism

 

TỪ MỚI

Chợ トロン ra đời うまれる
khung nhà たてまえ ga ていしゃば
ngoài trời おくがい cạnh サイド
lợp かぶせる kẽm あえん
thuận lợi こうつごう hàng hoá プロダクト
bốn phương しほう từ đây ここから
mặt hàng しょうもく bán buôn おろしうり
lớn nhất さいだい miền Bắc ほくぶ
tủ kính ウインドーディスプレ trưng bày しゅっぴん                 
hiện vật げんぶつ bức họa ず                   
chiến đấu せんそう tự vệ    じえい
lính ぐんじん tham quan けんぶつ
hấp dẫn アトラクティブ du khách ゆうらんきゃく
xây dựng lại かいちく có đủ たりる

 

Posted by Dr. DAO Hong Thu

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Văn học Việt Nam

Posted by corling on May 9, 2011

Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc.

Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, chủ yếu là truyền miệng dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè… được truyền từ đời này sang đời khác.

Dòng văn học chữ Hán: Chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Sau khi giành được độc lập dân tộc (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam, với tinh thần tự lực, tự cường đã phát triển nền văn học Việt Nam và sử dụng chữ Hán để ghi lại. Nhiều áng văn thơ bất hủ bằng chữ Hán còn lưu lại đến ngày nay như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo ……

Dòng văn học chữ Nôm: Chữ Nôm được Việt hóa từ chữ Hán. Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ VIII, được phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển tới đầu thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu danh tới ngày nay như Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập với 254 bài thơ của đại danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; tác phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông; Bách Vân Thi Tập của nhà học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm; Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn với; hay những vần thơ thể hiện khát vọng cho quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến của “Bà Chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương… Đỉnh cao phát triển của văn học của thời kỳ này là Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du.

Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại. Những tác phẩm đầu tiên, đánh dấu sự xuất hiện của văn học quốc ngữ là các tiểu thuyết “Ai làm được”, “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh, “Tố tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật, Tuyển tập các câu chuyện dân gian của Trương Vĩnh Ký… Văn học Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển mạnh với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nam Cao… Trong giai đoạn 1945-1975 các tác phẩm văn học của các tác giả giai đoạn này thể hiện rõ khát vọng của toàn dân tộc mong muốn hòa bình, độc lập, kêu gọi mọi người dân đứng lên đấu tranh giành lập độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Kể từ khi đất nước được thống nhất, với chủ trương “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, giới văn nghệ sỹ Việt Nam đi sâu phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, đấu tranh chống những tiêu cực trong, kêu gọi mọi người chung sức xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Nền văn học Việt Nam, với sự đóng góp của gần 1000 nhà thơ, nhà văn, ngày càng phát triển nhanh dưới các loại hình: văn xuôi, thơ, phê bình lý luận… đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

(Theo Asean 2010)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

Văn hóa Việt Nam

Posted by corling on May 8, 2011

Văn hóa Việt Nam rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối…

Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre và có cổng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền được gọi là các trưởng làng. Làng thường có những luật lệ riêng, được gọi là các hương ước. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như những hiện tượng tiêu cực của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.

Do nền tảng văn hóa là nền sản xuất nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh. Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp.

Trong quan niệm về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước… Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của người dân: “thiên – địa – nhân”.

Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình.

Người Việt Nam có tinh thần “tôn sư trọng đạo”, xem cha mẹ là những người có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú, mồng ba Tết thầy. Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ “sư” (thầy) là những nghề nghiệp được mọi người tôn kính như: võ sư, thầy thuốc…Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Việt Nam thời phong kiến có quan điểm trọng nam khinh nữ. Phụ nữ phải thực hiện tam tòng tứ đức. Ngày nay, vị thế người phụ nữ ở Việt Nam đã được cải thiện, nhưng tư tưởng trên vẫn còn tồn tại.

(Theo Wikipedia)

Posted in For Japanese Learners, For Russian Learners | Leave a Comment »

“Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản lần thứ VII-2009”: Đặc sắc, thắm tình hữu nghị!

Posted by corling on May 7, 2011

Chuẩn bị chu đáo!

Theo Ban tổ chức (BTC), lễ hội lần này được cho là qui mô, hoành tráng vì chương trình lớn hơn rất nhiều so với 6 lần trước đó, với sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Nam. Đại sứ quán Nhật Bản cũng chủ trì tập hợp nhiều cơ quan của Nhật Bản tại Việt Nam và nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhật Bản.

Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND thành phố – Trưởng BTC cho biết, nhằm đảm bảo cho một lễ hội thật an toàn cho du khách thập phương, BTC đã rất chú trọng về phần ANTT, lực lượng bảo vệ lễ hội lên đến 500 người, gồm công an địa phương, công an tỉnh tăng cường, các cơ quan quân đội đóng trên địa bàn, dân quân tự vệ cho đến lực lượng phòng cháy, chữa cháy, điện, nước… Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1 cũng đã được thành lập để giám sát mọi diễn biến của nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bởi theo BTC số lượng du khách về đây rất đông, khoảng trên 5.000 lượt người. Các phương tiện giao thông phục vụ lễ hội đã sẵn sàng. BTC đã bố trí một đội tàu cao tốc gồm ba chiếc phục vụ đưa khách ra đảo Cù Lao Chàm và 11 chiếc thuyền hoa diễu hành. Thời điểm diễn ra lễ hội, các khách sạn ở trung tâm thành phố đều được đặt kín chỗ.

Đặc sắc và thắm tình hữu nghị!

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Từ cầu Quảng Trường đến cầu An Hội với 30 gian nhà đủ các kiểu dáng đặc trưng giới thiệu những nền văn hoá đặc sắc: Đông Sơn (Thanh Hóa), Cồng Chiêng (Tây Nguyên), Mỹ Sơn, Hội An… BTC cho biết, việc trưng bày giới thiệu trên, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc Việt. Đó là một “Không gian văn hóa Việt”. Chương trình còn có những màn trình diễn nghề độc đáo của các làng nghề nổi tiếng như nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), tranh thêu (Đà Lạt), gốm Chu Đậu (Hải Dương), ươm tơ dệt lụa (Quảng Nam). Các câu chuyện dọc dải miền Trung với hình ảnh của hệ thống hang động Phong Nha, cố đô Huế, đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An; chuyện về “Hương vị miền Nam” gồm những sản vật của vùng đất gạo trắng nước trong, hương rừng Cà Mau, gốm Phương Nam… cũng được giới thiệu đến công chúng. Món cá rô làng Vũ Đại, bánh bao bánh vạc (Hội An) lần đầu tiên đã xuất hiện trong sự kiện văn hóa này.

Về phía Nhật Bản, ngoài những hoạt động quen thuộc như: trình diễn trà đạo, chụp ảnh với trang phục Yukata… lần đầu tiên phía bạn góp mặt 3 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với hơn 300 diễn viên tham gia các màn trình diễn đặc sắc như: đánh trống Nhật Bản, biểu diễn piano của nghệ sĩ Highuchi Ayuko… Trong lễ hội còn có diễu hành đường phố với sự xuất hiện của Người đẹp Hoa anh đào, Người đẹp du lịch Hội An, Người đẹp xứ Quảng. Hội thảo “Hội An – 10 năm di sản văn hóa thế giới” nhằm điểm lại những hoạt động cũng như những thành quả đã đạt được của Việt Nam trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa từ di sản đô thị cổ vốn mang nhiều dấu ấn văn hóa Nhật Bản

(Theo Thanh Huyền – Báo Đại Đoàn Kết)

Từ mới

chu đáo                     –                      きくばり

                                                        きちんと

hoành tráng              –                      かれい

phòng cháy               –                      ぼうし

chữa cháy                 –                      しょうかする       

giám sát                     –                      かんとくする

bố trí                          –                      はいびする

cao tốc                       –                      ハイスピード

tàu chở khách           –                      きゃくせん

lây lan (bệnh dịch)  –                      でんせんする

tàu, thuyền                –                      ふね

hoa, bông hoa           –                      はな

diễu hành                  –                      あるきまわる

bức tranh                   –                     

thêu                            –                   ししゅうする

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Phong tục Việt Nam

Posted by corling on February 20, 2011

Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, ‘Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội…. Phong tục có thể có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều phong tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.

Phong tục không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Các phong tục được thể hiện trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ví dụ, quan niệm về thẩm mỹ luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội: búi tóc của nam giới, bộ răng đen của nữ giới và v.v. Trong quá trình phát triển, phong tục là một mảng văn hóa tinh thần không thể thiếu được của người dân Việt Nam. Chính những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc đã khẳng định bản sắc và sự trường tồn của văn hóa Việt Nam…

Phong tục thờ cúng tổ tiên: Người Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi vẫn về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê.

Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ. Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ rất quan trọng, thường mời họ hàng thân thuộc.

Đã bao thế kỷ trôi qua, quan niệm và cách thức thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn được giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người.

Lễ Tết:

Tết Nguyên Đán: Là ngày lễ lớn nhất vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch. Mỗi năm đến Tết những người dù ở xa vẫn cố gắng về đoàn tụ với gia đình, họ hàng.

Tết khai hạ: Mùng 7 kết thúc Tết Nguyên Đán cũng là lúc bắt đầu Tết khai hạ – Tết để chào đón một mùa xuân mới.

Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên): vào đúng rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Người dân nô nức đi chùa chiền, cầu mong mọi sự an lành đến cho mình và những người thân.

Tết Hàn Thực: Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên.

Tết Thanh Minh: Vào tháng 3 âm lịch,mọi gia đình đi thăm mồ mả của những người thân, sửa sang, thắp hương – hay còn gọi là lễ Tảo mộ.

Tết Đoan Ngọ: Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch (còn gọi là Tết giết sâu bọ). Do thời tiết chuyển mùa, dễ sinh bệnh nên có tục trừ phùng phòng bệnh.

Tết Trung Nguyên: vào rằm tháng 7. Theo sách Phật, thì ngày này được coi là ngày xá tội vong nhân, ngày báo hiếu cha mẹ.

Tết Trung Thu: vào rằm tháng 8. Được coi là ngày Tết của trẻ con. Người lớn thường tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em như múa lân, rước đèn và mua quà, bày hoa quả, bánh kẹo để trông trăng…

Tết Táo Quân: vào ngày 23 tháng Chạp. Gia đình nào cũng làm cơm để tiễn ông Táo về trời. Có một nét rất đặc sắc đó là các nhà thường mua cá Chép thả sông (ông Táo cưỡi lên trời) và quần áo bằng giấy cho ông Táo và bà Táo. Sau khi thắp hương và đã tiễn ông Táo xong, cá chép được thả ra ao, hồ, sông, ngòi còn quần áo sẽ được đốt. Người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ cúng gia tiên đón Tết.

Giao thiệp: Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu là đầu câu chuyện, biểu hiện sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… Ngày nay, tục ăn trầu đã không còn phổ biến, nhưng vẫn còn tồn tại trong các đám ăn hỏi, đám cưới.

Cưới hỏi: Lễ cưới ở Việt Nam có một số quy định bắt buộc.

Lễ chạm ngõ: chính thức hoá quan hệ của hai gia đình. Nhà trai chính thức đến đặt vấn đề cho hai đôi nam nữ được tìm hiểu, qua lại. Lễ chạm ngõ chỉ để hai bên gia đình hiểu về nhau hơn, lễ vật cũng đơn giản: chỉ là trầu cau.

Lễ ăn hỏi: nghi lễ thông báo chính thức về việc hứa hôn giữa hai đôi nam nữ. Nhà trai gồm bố chú rể và những người họ hàng thân tham dự, gồm cả một đội bạn của chủ rể bê tráp (thường là số lẻ: 5, 7 hoặc 9). Lễ vật thường là trầu cau, bia, rượu, bánh cốm (hoặc xu xê, bánh chưng, bánh dày), lợn quay… Tất cả các lễ vật được bày vào quả sơn son thếp vàng hoặc mâm đồng đánh bóng phủ vải đỏ. Cô dâu, chú rể trong ngày này thường mặc áo dài và comple, cà vạt.

Đám cưới chính thức sẽ gồm những lễ sau:

Lễ xin dâu: Nhà trai gồm những người thân, họ hàng và mẹ chú rể đến nhà gái đem cơi trầu để báo trước giờ nhà trai sẽ đến.

Lễ rước dâu: Trước khi vào đến nhà gái, nhà trai phải xếp hàng theo đúng nghi lễ.Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai – người sẽ đại diện nhà trai để phát biểu. Tiếp đến là bố chú rể, mẹ chú rể không đi đón dâu. Trước đây, khi nhà trai vào đến cổng nhà gái thường báo hiệu bằng một tràng pháo nhưng giờ đã bị bỏ. Sau khi đã vào nhà, nhà trai được mời ngồi và hai bên giới thiệu, rồi đại diện nhà trai có lời chính thức xin nhà gái được rước dâu về.

Nhà gái đáp lễ: Sau khi được nhà gái cho phép, chú rể vào phòng cô dâu để trao hoa và cùng cô dâu thắp hương bàn thờ lễ gia tiên rồi ra chào, mời nước họ hàng, bạn bè.

Trang phục: Chú rể thường mặc quần áo comple, cài hoa trước ngực, cô dâu mặc váy theo mốt châu Âu. Có những đám cưới cô dâu, chú rể vẫn mặc theo kiểu truyền thống: áo dài và áo trùng khăn xếp.

(Sưu tầm)

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »

Bạo lực gia đình

Posted by corling on February 20, 2011

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình. Bà Nguyễn Hồng Vân, Trưởng ban Gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho rằng, nguyên nhân tình trạng này là các ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình của họ bị đe dọa.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài Đức, bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng, không muốn để người ngoài biết đến. Các vụ được biết đến khi có hậu quả quá nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân của sự gia tăng bạo lực là do vấn đề này còn chưa được các địa phương quan tâm. Bà Hồng Vân kể, có những cán bộ tư pháp đã hồn nhiên nói với cán bộ phụ nữ rằng, xung đột gia đình là điều…bình thường, chồng có tát vợ một đôi cái cũng không sao. Anh này còn nói: “Bị chồng đánh mà đi báo công an thì chỉ có đường bỏ xứ vì sẽ bị người đời cười chê, gia đình chồng dè bửu, và khi về nhà còn bị chồng đánh nhiều hơn”. Một công an huyện ở tỉnh Thái Bình còn cho rằng, xung đột gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình, và chín bỏ làm mười cho gia đình trong ấm ngoài êm. Chỉ những người không biết suy nghĩ mới đi trình báo chính quyền.

Theo nhiều đại biểu, hiệu quả của việc phòng chống bạo lực gia đình còn kém là do sự thờ ơ của các cơ quan chức năng, và các hình thức xử lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục. “Chỉ khi nào nạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu” – bà Vân cho biết. Song không phải lúc nào, nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng làm điều này. Nhiều trường hợp cơ quan chức năng phạt tiền người chồng đánh vợ, song người vợ phải đứng ra nộp tiền thay vì ông chồng không có khả năng kiếm tiền.

Trường hợp của chị Thơm ở Đoan Hùng, Phú Thọ, là một ví dụ. Chồng chị Thơm là một người vũ phu thường xuyên đánh đập, lăng mạ vợ. Không chỉ vậy, người chồng tệ bạc này còn cặp với một phụ nữ khác.Tình trạng này kéo dài nhiều năm đến mức hai đứa con của chị lúc nào cũng buồn rầu, tránh né bạn bè. Không chịu nổi sự hành hạ của chồng, và thương những đứa con thơ ngày càng học hành sút kém, chị Thơm quyết tâm ly hôn với chồng. Ly dị được vài tháng anh chồng lại mò về nhà ba mẹ con ở. Vẫn chứng nào tật ấy, anh chồnng thường xuyên lăng mạ vợ con và cứ dăm bảy ngày lại đi ở nhà tình nhân.

Tình trạng ấy kéo dài đã 7 năm, mỗi lần bình bầu thi đua chị Thơm thường xuyên bị xếp hạng B, hạng hai vì tội “không chịu đi đăng ký” vì có “quan hệ không rõ ràng”. Chị Thơm nói với VnExpress: “Tôi quá mệt mỏi rồi. Tôi chỉ mong, cơ quan chức năng có thể giải quyết dứt điểm để tôi có một cuộc sống thanh thản, con tôi được yên tâm học hành”.

(Theo Trịnh Vũ)

Posted in For Japanese Learners | Leave a Comment »